Học sinh khối 8 mang hơi thở cuộc sống vào giờ chào cờ tháng 10

Ngày đăng: 13/10/2020

Với bàn tay những "biên kịch" tài năng lớp 8A1 và 8A2, cư dân nhà F đã chào tuần mới theo cách thật ý nghĩa.

Sau màn chào cờ truyền thống và những nhận xét ngắn gọn về tình hình nề nếp sinh hoạt của học sinh toàn khối THCS, lớp 8A1 và 8A2 đã mang đến "làn gió mới" cho giờ chào cờ duy nhất trong tháng. Hai tiết mục đặc sắc được khai thác dưới hai góc độ hoàn toàn khác nhau nhưng đều là những chủ đề thực tế, gần gũi bình dị của cuộc sống thường ngày.

Tiểu phẩm kịch "Gia đình là để yêu thương" - 8A2

Trước thực trạng bạo lực gia đình trong đời sống hiện nay, lớp 8A2 đã đưa nội dung “Bạo lực gia đình” vào tiểu phẩm của mình. Lấy bối cảnh một gia đình không hạnh phúc khi người cha quanh năm ngày tháng làm bạn với rượu và cờ bạc, người mẹ ở nhà chăm lo chồng con và không quan tâm đến chính bản thân.

Hai "diễn viên" đầy tài năng phản chiếu lại hình ảnh các ông bố bà mẹ trong cuộc cãi vã

Mở đầu câu chuyện là cảnh người cha và người mẹ (do học sinh Phúc Đạt và Khánh Linh lớp 8A2 thủ vai) đang cãi nhau

Những cuộc cãi vã trong gia đình liên tục nổ ra làm ảnh hưởng đến những đứa con: từ chuyện học tập đến các mối quan hệ xung quanh. Trong tiểu phẩm của mình, sau lần bố đánh mẹ, nhân vật người con (Thùy Dương - học sinh lớp 8A2 thủ vai) đã bỏ nhà đi lang thang và gặp tai nạn giao thông.

Cảnh người con bị tan nạn sau khi chứng kiến bạo lực gia đình (bố đánh mẹ)

Cảnh người con bị tan nạn sau khi chứng kiến bạo lực gia đình

Được xây dựng ngắn gọn, không quá khó hiểu, vở kịch nhân văn của 8A2 là hồi chuông cảnh tỉnh cho không ít ông bố bà mẹ trong xã hội hiện đại. Chia sẻ về vở kịch của lớp, Thùy Dương (nhân vật người con trong Tiểu phẩm) cho biết: “Ý tưởng của vở kịch xuất phát khi con đọc báo và thấy nhiều tin tức bạo hành với phụ nữ và trẻ em. Bọn con đã mất hơn 2 ngày để tập luyện, tuy còn nhiều thiếu sót như diễn viên chưa đạt, âm thanh chưa chuẩn, nhưng mong qua vở kịch, nhiều bạn học sinh như chúng con hãy chung tay góp phần xóa bỏ bạo lực gia đình và xây dựng nên một gia đình ấm no, hạnh phúc”.

Bản sắc Hà Nội - 8A1

Nhân dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long Hà Nội và mong muốn khơi gợi lòng tự hào dân tộc, vun đắp tình yêu với thủ đô nghìn năm văn hiến, tập thể 8A1 đã chia sẻ hình ảnh Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử.

Hà Nội năm 1945 là hình ảnh mưa bom bão đạn nhưng tình người thì luôn chan chứa, những người on máu đỏ da vàng yêu thương đùm bọc lẫn nhau

Hà Nội năm 1945 là hình ảnh mưa bom bão đạn nhưng tình người thì luôn chan chứa, những người con máu đỏ da vàng yêu thương đùm bọc lẫn nhau

Hà Nội 1975, khi đất nước hoàn toàn độc lập tiến vào thời bao cấp, xếp hàng để nhận lương thực phẩm

Hà Nội 1975, khi đất nước hoàn toàn độc lập tiến vào thời bao cấp, xếp hàng để nhận lương thực phẩm

Hà Nội 1990, bắt đầu quan hệ với các nước và đã có sự giao thoa văn hóa, nghệ thuật

Hà Nội 1990, bắt đầu quan hệ với các nước và đã có sự giao thoa văn hóa, nghệ thuật

Hà Nội đầu những năm 2000, hình ảnh tà áo dài trắng và chiếc xe đạp hiện hữu trên khắp các con phố

Hà Nội đầu những năm 2000, hình ảnh tà áo dài trắng và chiếc xe đạp hiện hữu trên khắp các con phố

Hà Nội 2020, một vùng đất hòa bình, nơi cô và trò FPT Schools vừa học vừa chơi

Hà Nội 2020, một vùng đất hòa bình, nơi cô và trò FPT Schools học tập, khám phá tri thức

Tình yêu với mảnh đất nghìn năm văn hiến chính là động lực để tập thể 8A1 lên ý tưởng và tập luyện trong vòng 2 ngày cuối tuần, “Sau khi kêu gọi cả lớp cùng tham gia, chúng con vừa xây dựng vừa tập vở kịch trong 2 ngày. Âm thanh trong các phần thời kỳ của Hà Nội cũng là chúng con tự cắt, mỗi thời kỳ đều có một dấu ấn và câu chuyện riêng. Qua vở kịch chúng con muốn gửi gắm thông điệp: “Hà Nội dù trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đã có nhiều biến đổi về cảnh vật và con người, song những vẻ đẹp dịu dàng, nét đẹp văn hóa vẫn còn vẹn nguyên” - Hà My và Phương Hoa (học sinh 8A1) chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục