Dự án: Vẽ tranh sơn mài - Khơi nguồn tình yêu nghệ thuật truyền thống cho học sinh nhà F

Ngày đăng: 08/01/2020

Trong phòng Mỹ thuật, khác với những huyên náo mọi khi, không gian nhường lại cho sự tĩnh lặng chăm chú, say sưa tỉ mỉ tô vẽ - sơn sơn phết phết...

Tranh sơn mài được thế giới coi là "quốc họa" mang dấu ấn nghệ thuật truyền thống của nước nhà. Với mong muốn học sinh có cơ hội tiếp cận gần hơn với văn hóa dân tộc, những tiết học Mỹ thuật trong gần 2 tháng qua của khối THCS, học sinh FPT Schools được tham gia dự án vẽ tranh sơn mài.

Trước khi bắt đầu thực hiện các công đoạn để tạo ra một bức tranh sơn mài, học sinh được giáo viên Mỹ thuật giới thiệu các kiến thức liên quan đến dòng tranh đặc biệt này. Từ đó, các em hiểu được giá trị nghệ thuật của tranh sơn mài và ý nghĩa trong từng công đoạn tạo ra một bức tranh hoàn hảo.

Vẽ tranh sơn mài

Sau những giờ lý thuyết tìm hiểu về tranh sơn mài, mỗi nhóm học sinh từ 5- 6 em sẽ cùng nhau thực hiện ý tưởng của mình và chuyển ý tưởng từ giấy lên gỗ

Vẽ tranh sơn mài

Vẽ tranh sơn mài

Ở công đoạn này, quy trình pha màu được xem là bước khởi đầu quan trọng nhất để tạo nên một bức tranh hoàn hảo

Vẽ tranh sơn mài

Quy trình pha màu sơn trong tranh sơn mài khá phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cao từ người họa sĩ. Nguyên liệu màu chủ yếu là màu thô, phải kết hợp nhiều nguyên liệu màu khác nhau như dạng màu bột, màu keo, dầu hỏa...

Với nhiều học sinh, đây là lần đầu tiên được tiếp xúc với tranh sơn mài, việc học cách pha màu khiến các em cảm thấy khá khó khăn. Dương Hà, lớp 6a2 chia sẻ: "Công đoạn pha màu là công đoạn khó nhất vì con không biết ước lượng màu bột bao nhiêu, tỷ lệ dầu thế nào để cho ra được màu đẹp nhất". 

vẽ tranh sơn mài

Công đoạn tiếp theo là dán những tấm giấy bạc, giấy vàng lên chi tiết nổi bật để tạo ra một bức tranh sinh động. Đây là công đoạn rất quan trọng, người vẽ cần tìm ra chính xác các điểm sáng trên bức tranh để dán giấy bạc

vẽ tranh sơn mài

Những bức tranh sau khi được dán giấy sẽ đem phơi nắng để hong khô 

Vẽ tranh sơn mài

Sau khi hoàn thành công đoạn dán giấy bạc lên các điểm sáng của bức tranh, các "họa sĩ nhí" tiếp tục tô màu hoàn thiện nốt tác phẩm của mình

Vẽ tranh sơn mài

vẽ tranh sơn mài

Chăm chú, tỉ mỉ và công phu...Mỗi nét vẽ đều là sự "đồng tâm hiệp lực" góp ý của cả nhóm

vẽ tranh sơn mài

Tiếp theo, các bạn nhỏ tiếp tục sơn thêm một lớp màu bóng lên những chi tiết được dán giấy bạc để giữ cho bức tranh được bền màu

vẽ tranh sơn mài

Kỹ thuật tô màu ở công đoạn này không khác so với lần tô màu đầu tiên nhưng bột màu được sử dụng ở công đoạn này khác hẳn màu thông thường.  Màu được sử dụng chủ yếu là màu trong, vừa giúp cho tranh được bền màu, vừa khiến lớp màu cũ trở nên trong hơn

Vẽ tranh sơn mài

Nhiều họa sỹ chuyên nghiệp công nhận rằng tranh sơn mài là dòng tranh phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Sau khi tô màu, phơi khô, phủ sơn...những bức tranh lại tiếp tục được hong khô thêm một lần nữa

vẽ tranh sơn mài

Sau khi tất cả các công đoạn tô màu hoàn thiện, học sinh sẽ sử dụng giấy giáp và nước để mài những lớp màu đã tô, để lộ ra những mảng màu đậm nhạt, sáng tối khác nhau

vẽ tranh sơn mài

Yêu cầu kỹ thuật của công đoạn này khá phức tạp, mài làm sao để tranh được mịn, sờ tay vào mặt gỗ không có độ nhám, đồng thời, phải điều chỉnh cách dùng giấy nhám mài để các mảng sáng tối trong bức tranh trở nên sinh động hơn. Các mảng màu không phải được mài đều như nhau, có chỗ mài sâu, chỗ mài nông hơn tùy vào cảm quan nghệ thuật để cảm nhận và điều chỉnh

vẽ tranh sơn mài

Sau gần 2 tháng tỉ mỉ, chăm chút và dày công cho từng công đoạn, đây là những bức tranh sơn mài đầu tiên của các "họa sĩ nhí"

Hoạt động vẽ tranh sơn mài

vẽ tranh sơn mài

Từng đường nét chân thực, sống động, có chút vụng về ngô nghê nhưng mỗi tác phẩm đều thể hiện sự nghiêm túc học hỏi và niềm yêu thích với nghệ thuật dân gian của học sinh nhà F

Sơn mài là dòng tranh đòi hỏi trình độ nghệ thuật và kỹ thuật cao của người họa sỹ. Vẽ tranh sơn mài cũng có những nguyên tắc “ngược đời” so với vẽ tranh trên chất liệu thông thường, muốn lớp sơn mới vẽ nhanh khô thì phải ủ trong tủ kín gió, nhưng muốn nhìn thấy tranh thì phải mài mòn đi. Hầu hết, những họa sỹ học vẽ tranh sơn mài đều đồng ý rằng đây là dòng tranh đòi hỏi cao về kỹ thuật và khó vẽ. Vì vậy, trước khi cho học sinh thực hành sáng tạo nên những tác phẩm sơn mài đầu tay, nhà F đã có sự chuẩn bị rất kỹ về mặt lý thuyết. 

Thầy Công Quốc Thắng (GV Mỹ thuật FPT Schools) hướng dẫn học sinh trộn màu khi thực hiện vẽ tranh sơn mài

Thầy Công Quốc Thắng (GV Mỹ thuật FPT Schools) hướng dẫn học sinh trộn màu khi thực hiện vẽ tranh sơn mài

Thầy Công Quốc Thắng, giáo viên Mỹ thuật, chia sẻ: “Trước khi cho học sinh thực hành vẽ tranh sơn mài, các em sẽ được tìm hiểu về lịch sử, truyền thống các làng nghề để hiểu rõ về dòng tranh truyền thống. Ngoài các kiến thức về chuyên môn như cách pha màu, tạo màu, mài tranh…, hoạt động lần này hi vọng sẽ tạo cảm hứng sáng tạo cho học sinh nhiều hơn, truyền cho các em em tình yêu và sự nhiệt huyết đối với nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình”.

Dự án vẽ tranh sơn mài không những giúp học sinh nhà F có thể thấu hiểu được giá trị của nghệ thuật của dòng tranh sơn mài mà còn trân quý truyền thống tốt đẹp của dòng tranh nghệ thuật Việt Nam được cả thế giới “nâng niu”. Hy vọng rằng, thông qua hoạt động lần này, các em sẽ lan truyền tình yêu và sự say mê đối với dòng tranh nghệ thuật đặc biệt của dân tộc.

Không chỉ dừng lại ở hoạt động vẽ tranh, những bức họa của học sinh sau khi hoàn thành sẽ được chọn lọc và đấu giá tại Ngày hội Tết dân gian (diễn ra vào 11/1/2020). Số tiền đấu giá sẽ được đưa vào Quỹ Vì Cộng Đồng của Nhà trường để thực hiện chương trình thiện nguyện cho trẻ em nghèo cần được giúp đỡ.

Thông tin chi tiết về Ngày hội Tết dân gian tại đây. Kính mời quý phụ huynh và học sinh tham dự.

Tin cùng chuyên mục